Axit uric tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout. Đây không chỉ là nỗi lo của những người bị bệnh gout mà nó còn là chủ đề được nhiều người quan tâm để phòng tránh gút. Khi đi xét nghiệm máu mà thấy nồng độ axit uric cao khiến nhiều người tỏ ra lo lắng. Nhiều người dù được bác sĩ tư vấn về tình trạng của mình nhưng vẫn chưa hoàn toàn được yên tâm. Vậy Axit uric là gì? Những cách giảm axit uric trong máu?
Theo dõi bài viết dưới đây để có thể có cái nhìn tổng quan về axit uric và bệnh gout.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh gout
Axit uric là gì? Nồng độ cao bao nhiêu thì bị bệnh gout
Axit uric là gì?
Axit uric là một hợp chất dị vòng của cácbon, nitơ, ôxi, và hyđrô với công thức C5H4N4O3. Nó tạo thành các ion và muối được gọi là urat và axit urat như amoni acid urate. Axit uric được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin, sau đó chúng được hòa tan trong máu và đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Axit uric tăng có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hoặc giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc cả hai quá trình này. Khi nồng độ axit uric tăng cao kéo dài trong máu có thể dẫ đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên bệnh gout. Các hạt lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận.
Bạn có thể hiểu nôm na là: Khi một tế bào trong cơ thể chết đi nhân của tế bào đó sẽ bị phá hủy. Lúc đó axit uric sẽ được hình thành. Nói dễ hiểu thì đó là một chất thừa, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể người tạo ra. Nói cách khác thì nó chính là nguồn axit uric nội sinh.
Khi axit uric hình thành trong cơ thể thì có đến hơn 80% sẽ được cơ thể đào thải qua đường tiết liệu. Còn gần 20% còn lại sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa và qua da.
Trong quá trình cơ thể chuyển hóa, nếu nguồn tạo ra axit uric nhiều mà lại thải ra ít thì sẽ khiến bị tích tụ lại trong máu. Axit Uric không được đào thải sẽ lắng đọng lại trong các mô của tế bào. Mà những nơi mà nó lắng đọng nhiều nhất đa phần là tại các khớp. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.
Axit Uric không chỉ lắng đọng tại các khớp mà nó còn đọng lại ở cả tim, thận, đường tiết liệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tim mạch, suy thân, sỏi thận… Trên thực tế không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến các bệnh trên. Có một số trường hợp chất này trong máu tuy rất cao, nhưng lại được gọi là tăng axit uric máu, chứ không phải bệnh gout.
Trong thực tế nhiều người không hiểu rõ về bệnh và quan niệm rằng cứ tăng axit uric trong máu bị bệnh gút nên mua thuốc điều trị gút về dùng. Nhưng sự thật là quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bệnh gút xuất hiện khi có sự gia tăng của nó trong máu đi kèm với nó là sự lắng đọng của các axit uric tại các khớp. Nó dẫn đến gây những tổn thương ở khớp hay những thương tổn ở bộ phận khác trong cơ thể.
Xem thêm: Có thể điều trị dứt điểm bệnh Gout khỏi hoàn toàn được không?
Nồng độ Axit uric trong máu bao nhiêu thì bị gout?
Nếu nồng độ axit uric trong máu của bạn ở nồng độ dưới 7mg/dl hoặc dưới 420 umol/l thì bạn đang có chỉ số bình thường. Nhưng nếu chỉ số đó lớn hơn nồng độ bình thường nghĩa là axit uric cao.
Nguyên nhân gây Axit uric tăng cao
Cách giảm axit uric trong máu
Những ai mắc phải bệnh gút hoặc hội chứng tăng axit uric trong máu thường nghĩ ngay tới việc dùng thuốc giảm axit uric trị bệnh. Tuy nhiên giới chuyên môn bác sĩ lại cho rằng không nên quá lạm dụng. Bởi thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng. Do đó khi xét nghiệm phát hiện nồng độ axit uric trong máu tăng thì có thể chọn một trong 5 cách giảm axit uric máu không cần dùng thuốc ngay dưới đây.
Bình thường cơ thể sẽ chuyển hóa hàm lượng chất purin có trong thực phẩm thành acid uric. Acid uric được loại bỏ từ dòng máu vào thận và sau đó thải ra bình thường. Nếu vì bất kỳ lý do nào axit uric không được bài tiết ra khỏi cơ thể do rối loạn chức năng chuyển hóa hoặc do thận giảm bài tiết. Lúc này các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp tạo thành các tinh thể urat. Đây chính là nguyên do khiến cho bệnh viêm khớp gút hình thành. Do đó nên những trường hợp cần giảm acid uric trong máu để phòng ngừa bệnh gút như:
- Xét nghiệm thấy hàm lượng axit uric tăng cao vượt ngưỡng cho phép, mặc dù chưa phát bệnh gút cấp thì cũng cần giảm axiet uric máu nhằm ngăn chặn tình trạng này.
- Người bị gút cấp và mãn tính.
- Người dùng thuốc tây y gây tăng axit uric trong máu.
- Rối loạn chức năng của thận, sỏi thận do tinh thể urat lắng đọng.
Tóm lại, khi kiểm tra nồng độ axit uric máu vượt ngưỡng cho phép thì người bệnh cần dùng các biện pháp giảm axit uric một cách tự nhiên, cân bằng axit uric phòng bệnh.
5 cách giảm axit uric máu đơn giản
Cách 1: Uống nhiều nước
Uống nước nhiều mỗi ngày sẽ tăng cường bài tiết của thận. Nước tiểu bị pha loãng, các tinh thể axit uric không còn khả năng kết tinh với nhau tạo sỏi hay bị gút nữa. Do đó lời khuyên cho người bị bệnh gút hay những người bị rối loạn tăng axit uric trong máu thì tốt nhất nên uống từ 2- 4 lít đều đặn mỗi ngày. Như thế sẽ hạn chế việc tăng axit uric một cách tự nhiên.
Cách 2: Bổ sung nước táo, giấm táo giảm acid uric máu
Táo có chứa hàm lượng kali cao có khả năng cân bằng môi trường acid và kiềm của cơ thể, giúp ngăn chặn tăng acid uric trong máu. Khi hệ thống có tính kiềm hơn sẽ giảm sự tích tụ acid uric trong máu hơn so với môi trường acid. Do đó mỗi ngày bạn có thể sử dụng một ly nước ép táo quả hoặc giấm táo để giảm acid uric máu.
Cách 3: Tiêu thụ vitamin C trong rau củ quả
Thêm một cách giảm acid uric máu nữa không cần dùng tới thuốc tây y đó là tiêu thụ vitamin C có trong rau củ quả tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giảm mức acid uric trong máu nhờ vào quá trình tăng bài tiết thận, giảm kết tủa urat gây gút. Do đó những người bắt đầu khởi phát bệnh gút hoặc có dấu hiệu tăng acid uric trong máu thì nên tiêu thụ khoảng 500-3000mg vitmin C mỗi ngày dự phòng và giảm acid uric máu.
Ví dụ: Bạn có thể dùng nước chanh để trung hòa acid uric máu, uống 1 ly nước chanh vào mỗi sáng sau bữa ăn sáng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hàm lượng acid uric trong máu.
Cách 4: Dùng baking soda giảm acid uric máu
Hàm lượng acid uric trong máu có thể giảm được nhờ sử dụng baking soda. Nhờ khả năng trung hòa acid uric và kiềm hóa cơ thể nên có thể dùng baking soda giảm bệnh.
Khi dùng chỉ cần lấy 1/2 thìa cà phê baking soda rồi đem pha với 300ml nước sôi để ấm và uống. Ngày uống 2 lần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Cách 5: Cân bằng trong chế độ ăn uống hàng ngày
Cần giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt động vật, nội tạng động vật, hải sản, thịt nguội, xúc xích, giảm chất béo và các loại ngũ cốc, hạt …. Để giảm acid uric máu cần ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, uống sữa ít béo. Cân bằng thực đơn hàng ngày dựa theo mức độ acid uric trong máu hay sự bùng phát của bệnh gút.
Cách giảm axit uric không cần dùng thuốc ở trên chỉ dành cho những trường hợp bị nhẹ, người bệnh không nên quá lạm dụng. Cần phải theo dõi, kiểm tra tầm soát thường xuyên để tìm ra hướng điều trị tích cực nhất có thể.
Nồng độ Axit Uric cao nên ăn những gì
Axit uric tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các mô, khớp.
Xem thêm: Bệnh gút cần kiêng ăn gì? Làm sao để hạn chế gút tái phát?
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là cơn đau Gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở ngón chân cái gây sưng, đau buốt, nóng đỏ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Lâu dần, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ trở thành Gút mãn tính cơn đau xuất hiện nhiều hơn và đau đớn hơn để lại hậu quả nặng nề.
Để không phải “chạm trán” với những cơn đau Gút đến bất chợt do nồng độ axit uric tăng cao thì dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể sử dụng hàng ngày để kiểm soát nồng độ axit uric máu.
-
Chuối
Chuối là thực phẩm phổ biến, rẻ, dễ mua nhưng lại có rất nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho mọi người đặc biệt là người bị Gout. Vì trong 1 quả chuối có chứa 105 calo, lượng đường rất thấp lại giàu vitamin B6, vitamin C, chất xơ, kalim magie, axit folic… rất có lợi cho người bị Gút. Lượng kali cao trong chuối giúp duy trì huyết áp và là biện pháp hiệu quả để giảm axit uric trong máu.
Vitamin C trong chuối giúp giảm nồng độ axit uric máu và giảm các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra trong mỗi quả chuối còn có 24 µg axit folic có vai trò rất lớn trong việc giảm axit uric và cải thiện các mô bị hỏng trong các khớp xương.
-
Ổi
Ổi là trái cây có sẵn trong vườn của nhiều nhà nhưng ít ai biết rằng đây là phương pháp tuyệt vời để làm giảm axit uric trong máu và giúp đánh tan những tinh thể muối kết tinh ở các mô, khớp…Do đó người bệnh nên ăn ít nhất 1 quả ổi mỗi ngày để ngăn người nồng độ axit uric máu tăng cao.
-
Táo
Axit malic là thành phần chính của táo có khả năng trung hòa axit uric giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.
Ăn táo rất có lợi cho người bệnh Gút nên các chuyên gia khuyến khích nên ăn 1 quả táo hàng ngày sau bữa ăn.
-
Giấm táo
Cách dùng là bạn nên pha 3 thìa café giấm vào 8 phần nước và uống chúng từ 2-3 lần mỗi ngày để điều trị axit uric, giảm nồng độ axit uric rất tốt cho bệnh nhân Gút.
-
Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu vitamin C và đặc biệt chứa 1 loại chất chống viêm là anthocanis có thể giảm được nồng độ axit uric trong máu. Nó ngăn chặn axit uric kết tinh lắng đọng tại các khớp.
Bệnh nhân Gút nên ăn 200gram mỗi ngày hoặc có thể uống 1-2 ly nước ép quả anh đào để giảm axit uric.
Bạn có thể mua loại quả này trong các cửa hàng hoa quả nhập khẩu. Nếu khó tìm thì có thể thay thế bằng quả sơ-ri của Việt Nam cũng được.
-
Nho
Nho có tính bình, tính ngọt công dụng là bôt khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu. Đây cũng là loại quả chứa tính kiềm, chứa nhiều nước giàu sinh tố và hầu như không có chứa purin.
Bệnh nhân gút nên ăn nho thường xuyên để nâng tính kiềm trong cơ thể và đào thảo axit uric dư thừa ra ngoài.
-
Dưa hấu
Dưa hấu có tính lạnh, vị ngọt và có công dụng thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali có tính kiềm, nước và hầu như không có nhân purin.
-
Dứa
Dứa rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, chứa nhiều vitamin A, B đặc biệt là vitamin C (chứa đến 60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin.
Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh Gout…
-
Bột nở (Baking soda)
Axit uric tăng cao là nguyên nhân chính gây ra cơn đau Gút. Với thành phần chính là axit cacbonat, chất này có thể giảm axit uric, nó đóng vai trò như chất trung hòa tự nhiên của axit uric bằng cách cân bằng lượng axit và kiềm trong cơ thể.
Bệnh nhân Gút được khuyên nên trộn nửa thìa café bột nở với 1 ly nước và uống 3 lần mỗi ngày.
-
Nước
Ai cũng biết nước cung cấp sự sống cho cơ thể con người. Nước có thể loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể bao gồm cả axit uric. Để giảm lượng axit uric dư thừa trong cơ thể nên uống ít nhất 8-9 cốc nước mỗi ngày.
-
Sữa
Sữa không đường, sữa ít béo được khuyến khích nên uống để giảm urate trong huyết tương. Vì vậy, nếu axit uric tăng cao thì nên uống 4-5 ly sữa mỗi ngày.
-
Than hoạt tính
Axit uric được hấp thụ bởi than hoạt tính nhưng sử dụng than hoạt tính như thế nào để hiệu quả?
Người bệnh Gút nên bỏ 1 cục than hoạt tính vào bồn tắm trước khi tắm để nó tan ra, than hoạt tính sẽ hấp thụ axit uric trong cơ thể bạn trong lúc tắm.
-
Tỏi
Được biết đến tác dụng chữa lành bệnh hiệu quả, trong tỏi có rất nhiều lưu huỳnh có thể làm giảm axit uric rất tốt. Để tác dụng tốt nhất thì nên ăn 2 miếng tỏi mỗi ngày trước khi ăn.
-
Chanh
Vì chanh là loại thực phẩm có tính axit, tuy nhiên khi vào trong cơ thể nó là môi trường dung môi của axit được đồng hóa tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải axit uric.
Để kiểm soát axit uric bệnh nhân nên pha nửa thìa café nước cốt chanh với 1 ly nước và uống 2 lần mỗi ngày.
-
Cỏ lúa mì
Uống nước ép cỏ lúa mì giúp tăng lượng kiềm trong máu, giảm axit uric trong cơ thể. Cỏ lúa mì cũng giàu vitamin C, chất diệp lục, hóa phẩm từ thảo dược giúp giải độc rất tốt.
Hơn nữa nguồn protein và axit amin có sẵn trong cỏ lúa mì giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà không phải ăn thịt động vật.
Trên đây là những thực phẩm được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và chọn lọc, khuyên những người bị Gút nên sử dụng hàng ngày để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể. Nếu không muốn bị làm phiền bởi các cơn đau Gút đau đớn, dai dẳng bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống này nhé.
Một số loại rau quả cũng cần phải tránh ăn
Ngoài các loại thực phẩm từ động vật thì các loại thực phẩm thực vật sau cũng chứa không ít purin. Ăn nhiều rau xanh và đậu là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại các loại bệnh, nhưng cũng cần lưu ý và hạn chế những loại thực phẩm thực vật sau:
- Các loại nấm
- Đậu Hà Lan
- Quả dứa
- Đậu lăng (thiết đậu)
- Bơ
- Trái kiwi
Nguồn: Internet